Có nhiều ý kiến cho rằng việc lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới là việc lãng phí thời gian. Nó có đúng như vậy không? Chúng tôi mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về việc lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới như thế nào, nó có ảnh hưởng gì đến kết quả cuối cùng mà các công ty, doanh nghiệp nhận được.
Kế hoạch marketing là gì?
Có thể hiểu kế hoạch marketing là một bảng bao gồm những nội dung và phạm vi các hoạt động Marketing. Một kế hoạch marketing thường bao gồm các nội dung chủ yếu như mục tiêu, nhiệm vụ, phân tích tình huống, sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp, thị trường mục tiêu, các chương trình quảng cáo cho hoạt động Marketing, ngân sách, chi phí, thời gian thực hiện.
Kế hoạch marketing (marketing plan) có thể chia làm 2 loại: kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Kế hoạch marketing ngắn hạn sẽ bao gồm những nội dung cụ thể, chi tiết xuyên suốt quá trình còn kế hoạch marketing dài hạn là một bức tranh tổng quát với những hoạt động mang tính lâu bền nhiều hơn.
Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp hãy gọi ngay 0901265885
Lập kế hoạch marketing cho 1 sản phẩm mới như thế nào hiệu quả?
Các chủ công ty, doanh nghiệp sử dụng kế hoạch marketing với lý do: tìm hiểu thị trường, tìm hiểu khách hàng và phân tích đối thủ cạnh tranh. Việc phác thảo sơ đồ lên kế hoạch marketing cho sản phẩm mới để có thể tiếp cận và giữ chân được khách hàng là một việc vô cùng quan trọng.
Yếu tố chính của việc lập kế hoạch Marketing là để tìm hiểu khách hàng. Hiểu được người tiêu dùng thích gì và mong đợi gì ở sản phẩm dịch vụ của mình? Đồng thời bản kế hoạch còn giúp bạn biết được đối thủ cạnh tranh đang làm những gì, các sản phẩm có liên quan, điểm mạnh, điểm yếu mà bạn đang mắc phải. Xác định đúng các bước trên sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết sự thay đổi của thị trường từ đó có những hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp.
Lý do cần lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới?
Kế hoạch marketing giúp bạn làm rõ mục tiêu của mình và xác định được hướng đi đúng đắn cho công ty, doanh nghiệp của mình trong tương lai và củng cố chiến lược của bạn.
Quá trình lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới giúp:
+ Mọi nhân viên trong công ty hành động trên cùng một định hướng của những nỗ lực marketing.
+ Mô tả rõ ràng về mục tiêu hoạt động và cách thức đạt được mục tiêu đó.
+ Xác định và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với đúng sản phẩm ở đúng nơi.
+ Biết chi phí ngân sách được chi cho việc gì và ý nghĩa của nó ra sao, từ đó giảm rủi ro khi đầu tư vào hoạt động marketing.
+ Kiểm soát tốt quá trình thực hiện marketing để có thể tối đa hóa phản ứng với hoàn cảnh thay đổi.
+ Các công ty, doanh nghiệp nhỏ hơn có cơ hội cạnh tranh với các công ty lớn hơn thông qua sự khác biệt với những ý tưởng sáng tạo, độc đáo được mô tả chi tiết.
Bởi vậy, việc lập một kế hoạch Marketing sản phẩm trên google là rất quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp của bạn.
Quá trình lập Kế hoạch Marketing
Quá trình lập kế hoạch marketing là hàng loạt các bước có chủ ý nhằm giúp bạn xác định mục tiêu và đạt được mục đích của mình.
Thậm chí bạn sẽ khám phá thêm được những gì khách hàng của bạn muốn và phát triển các dịch vụ, sản phẩm đáp ứng những nhu cầu của người dùng.
Gọi ngay 0901265885 để được hiểu hơn về quy trình Marketing cho sản phẩm của bạn
Các giai đoạn của quá trình lập kế hoạch Marketing
1. Phân tích chiến lược Marketing và thị trường hiện tại
Mục đích hướng đến:
- Đánh giá thị trường về cơ cấu, quy mô, tác động và xu hướng thay đổi của marketing lên nhu cầu tiêu dùng. Thực hiện trên từng sản phẩm.
- Phân tích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: Chiến lược, thị phần, ưu và nhược điểm của đối thủ
- Phân tích chiến lược Marketing cho sản phẩm mới hiện tại: Trong môi trường mới thì chiến lược marketing mix còn thích hợp hay không?
2. Phân tích SWOT
Phân tích SWOT bao gồm: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội phát triển và mối đe dọa đến doanh nghiệp.
Phân tích SWOT có thể cung cấp thông tin chi tiết về các vấn đề tiềm ẩn và tầm quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Dưới đây là một số câu hỏi có thể giúp bạn nhận định các yếu tố bên trong và bên ngoài:
+ Điểm mạnh: Bạn làm gì tốt nhất? Các yếu tố mà bạn đang nắm bắt là gì? Lợi thế cạnh tranh với các đối thủ của bạn là gì? Sản phẩm và dịch vụ của bạn có tính ưu việt hơn so với những sản phẩm và dịch vụ khác trên thị trường như thế nào?
+ Điểm yếu: Bạn đang hoạt động kém ở chỗ nào? Điều gì đang làm cản bước tiến đến khả năng thành công của bạn? Nguồn lực, ngân sách hạn chế ảnh hưởng đến thành công của bạn ở đâu?
+ Cơ hội: Thị trường mà doanh nghiệp bạn chưa được khai thác là gì? Tiềm năng kinh doanh sản phẩm mới ở đâu? Bạn có thể tận dụng lợi thế của xu hướng thị trường nào hiện nay không?
+ Mối đe dọa: Những trở ngại nếu bạn gặp phải là gì? Yếu tố bên ngoài nào có thể là tác nhân gây ra vấn đề?
Ngoài ra, bạn cũng có thể phân tích thêm 5C và PEST.
3. Xác định mục tiêu Marketing
Cần chú ý các yêu cầu sau khi đặt ra mục tiêu marketing cho sản phẩm mới:
- Mục tiêu phải chịu chi phối của chiến lược công ty, doanh nghiệp
- Mục tiêu cụ thể, rõ ràng logic và có thể đo lường
- Mục tiêu có thời gian cụ thể
- Mục tiêu đồng hộ và thứ tự sắp xếp theo mức độ quan trọng
Mục tiêu Marketing thường là vị thế sản phẩm dịch vụ, vị thế doanh nghiệp, thị phần và lợi nhuận thu được, doanh số bán hàng, mục tiêu tăng trưởng trong tương lai.
4. Xác định thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu hiện nay được xác định dựa trên các phân tích về nhân khẩu học và lối sống của thị trường ở giai đoạn thứ nhất.
Thị trường mục tiêu là những đối tượng khách hàng đã được xác định là có tiềm năng lớn nhất cho một doanh nghiệp.
Một phân khúc là một nhóm đối tượng khách hàng tương đối đồng nhất về nhân khẩu học, sở thích, hành vi, thói quen,…
Việc xác định các phân khúc, đối tượng khách hàng là cần thiết để lựa chọn một thị trường mục tiêu.
Xác định thị trường mục tiêu càng sớm, càng chính xác thì việc tạo ra những chiến thuật và các chương trình marketing hỗn hợp sẽ càng hiệu quả cao hơn.
5. Xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp
Có thể hiểu Marketing hỗn hợp là bao hàm nhiều biến số – chiến lược marketing bộ phận để công ty doanh nghiệp có thể kiểm soát và tác động vào thị trường mục tiêu để đạt được kết quả mong muốn.
5.1. Chiến lược sản phẩm
Xác định danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu, tên gọi, bao bì, đặc tính và dịch vụ khách hàng.
5.2. Chiến lược giá
Xác định phương pháp định giá, mục tiêu chiến lược giá cụ thể cho doanh nghiệp.
5.3. Chiến lược phân phối
Tìm hiểu và lựa chọn các trung gian trong kênh phân phối, thiết lập kênh phân phối và phương thức vận chuyển.
5.4. Chiến lược xúc tiến
Xây dựng mục tiêu chiến lược truyền thông và các phương tiện hình thức truyền thông phù hợp.
Hệ thống phương pháp, cách làm cụ thể để đạt mục tiêu doanh nghiệp.
6. Dự báo ngân sách và xây dựng chương trình hành động
Tác dụng của các chương trình hành động là đảm bảo kế hoạch marketing có thể thực hiện một cách tốt nhất. Công việc chính là biến chiến lược Marketing thành chương trình hành động cụ thể, chi tiết. Bao gồm trả lời những câu hỏi:
- Thực hiện cái gì?
- Thực hiện khi nào?
- Trách nhiệm thực hiện thuộc về người nào?
- Chi phí là bao nhiêu?
Doanh nghiệp, công ty cần dựa đoán ngân sách chi phí để thực hiện kế hoạch marketing. Nó được xác định bằng công thức: Doanh số dự kiến = Số lượng bán dự kiến x Giá bán bình quân.
Trên đây là toàn bộ bài viết chia sẻ của chúng tôi giúp bạn hiểu về lập kế hoạch marketing là gì? Quy trình và mục tiêu của việc kế hoạch marketing như thế nào hiệu quả cho sản phẩm mới. Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là thông tin hữu ích phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và có bước đi đúng đắn cho doanh nghiệp.
Mọi thông tin chi tiết về các dịch vụ maketing online vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần thương mại dữ liệu số Thuận An
Địa chỉ: Phòng 1503, tòa nhà 5a, Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Mail: [email protected]
Hotline: 0901 26 5885
Web: www.googleadsvietnam.com